Ban quản lý di tích LSVH Đền Đồng Bằng thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích
Di tích Đền Đồng Bằng, xã An Lễ, thờ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, được xếp hạng cấp Quốc gia và là điểm du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh Thái Bình.
Di tích Đền Đồng Bằng, xã An Lễ, thờ Đức Vua Cha Bát
Hải Động Đình, được xếp hạng cấp Quốc gia và là điểm du lịch văn hóa tâm linh
của tỉnh Thái Bình.
Để phát huy giá trị di tích, huyện Quỳnh Phụ luôn thực
hiện nghiêm túc, nền nếp công tác quản lý theo quy định của pháp luật; hoạt
động thực hành tín ngưỡng vừa phát huy giá trị di sản văn hóa, vừa khai thác
tốt tiềm năng du lịch tâm linh. Công tác bảo vệ hiện vật; giữ gìn ANTT được
thực hiện rất chặt chẽ và an toàn tuyệt đối.
Ảnh: Cổng dẫn vào đền Đồng Bằng
Tuy nhiên, vừa qua, có công dân xã An Lễ nêu ý kiến:
một số hiện vật của đền bị mất hoặc cho đi nơi khác, như quả chuông nặng 300kg
hay cỗ khám long đình.
Theo báo cáo của Ban
quản lý, Quả chuông không phải là hiện vật được thống kê trong hồ sơ khoa học
xếp hạng di tích LSVH quốc gia Đền Đồng Bằng năm 1986 (là hiện vật mới được hiến tặng vào di tích từ năm 2006);
Đầu năm 2024, BQL đền
Đồng Bằng tiến hành việc tu sửa cấp thiết một số hạng mục bên trong đền Đồng
Bằng theo Văn bản thỏa thuận số 43/SVHTTDL-QLVH ngày 16/01/2024 của Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình. Trong quá trình khảo sát thi công, phát
hiện hệ thống cột gỗ của đền có dấu hiệu bị mối mọt, bỏ mộng, hiện trong đền có
treo 10 quả chuông to, nhỏ và 01 quả chuông ở trên cổng tam quan. Để đảm bảo an
toàn cho công trình, Thường trực BQL đã họp với Tổ bảo vệ và các cụ Ban khánh
tiết di tích bàn cách hạ bớt chuông xuống để đảm bảo việc thờ tự, an toàn cho
công trình và đưa vào bảo quản lưu trữ và đã thống nhất hạ bớt 02 quả chuông (01 quả tại vị trí phía bên trái cung công
đồng và 01 quả tại cung đệ nhị) và di chuyển quả chuông phía tay phải trước
cửa cung cấm treo về vị trí quả chuông phía bên trái cung đệ nhị.
Theo các cụ trong Ban khánh tiết và Tổ bảo
vệ, quả chuông phía bên tay trái cung công đồng được nhà đền tiếp nhận công đức
hiện vật từ năm 2006 (trên quả chuông có
ghi cụ thể thời gian công đức bằng chữ Hán Nôm), sau khi hạ xuống bảo quản
tại di tích một thời gian, các cụ già làng và cơ sở thôn Hưng Hòa, xã An Lễ có
Đơn đề nghị gửi UBND xã An Lễ và BQL đền Đồng Bằng giúp đỡ làng 01 quả chuông
treo thờ tại đình Đồng Hưng để làng sử dụng. Ban quản lý đền xét thấy sự cần
thiết của đình làng Đồng Hưng cần có 01 quả chuông để sử dụng vào các ngày sự
lệ, tuần tiết trong năm tại di tích. Sau khi có sự thống nhất của Thường trực
BQL, Ban khánh tiết đền và chính quyền địa phương xã An Lễ, nhà đền thống nhất,
đã làm nghi lễ tâm linh sau đó chuyển về đình Hưng Hòa quả chuông này, đến khi
nào làng xin được công đức quả chuông mới về thờ thì sẽ chuyển lại đền Đồng
Bằng quả chuông này
Ảnh: Lãnh đạo sở văn hóa –thể thao và du lịch về kiểm tra tại đình Hưng
Hòa
Ông Phạm Ngọc Báu
Trưởng ban quản lý
đình làng Đồng Hưng xã An Lễ
|
Đình làng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, mới được trùng tu, tôn
tạo lại, nên đồ thờ tự vẫn còn rất nghèo nàn, chưa có gì cả. Thể theo nguyện
vọng của các bậc cao niên và nhân dân trong thôn, muốn được đón 01 quả chuông
tại Đền Đức Vua Cha Bát Hải để sử dụng trong ngày lễ, ngày Tết, để đình làng
thêm ấm cúng.
Hiện tại, quả chuông đã được chúng tôi rước về và thỉnh chuông, thờ
tại đình làng.
Nếu sau này, làng chúng tôi giáo hóa được, xin được quả chuông to
hơn, thì quả chuông này, chúng tôi lại xin trả về đền Đức Vua.
|
Với bộ khám thờ ở
cung cấm đền Đồng Bằng: Cỗ khám long đình không phải là hiện
vật được thống kê trong hồ sơ xếp hạng di tích LSVH quốc gia Đền Đồng Bằng năm 1986.
Theo các cụ trong Ban Khánh tiết:
Cỗ khám được Ban quản lý di tích đền Đồng Bằng của xã An Lễ đã tiếp nhận công
đức hiện vật vào khoảng năm 2007 và đưa vào bài trí thờ tự trong Hậu cung từ đó
đến nay; khi tiến hành tu sửa cấp thiết di tích theo Văn bản thỏa thuận số 43/SVHTTDL-QLVH ngày 16/01/2024 của
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý di tích đền Đồng Bằng đã phát hiện cỗ khám đã bị xuống cấp
nghiêm trọng nên đã lập biên bản và thống nhất kêu gọi công đức hiện vật mới (có Biên bản Kiểm tra hiện trạng đền Đồng
Bằng, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình và Văn bản gửi Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch). Do nhà bảo quản hiện vật của đền
không gian hạn chế, nên Cỗ khám cũ hiện nay được Ban quản lý di tích bảo quản, lưu
trữ tại đền thờ Quan lớn Đệ Bát nằm trong quần thể
di tích LSVH Quốc gia đền Đồng Bằng, xã An Lễ và đang tiến hành lập hồ sơ bảo quản
hiện vật theo quy định.
Ảnh: Khám long đình (cũ) đang được giữ gìn
tại di tích đền Quan lớn Đệ Bát
Cỗ long đình cũ mà Ngài ngự đã long lay,
mối mọt, một số chỗ đã gẫy, Ngài ngồi chật. Có nhà tài trợ khám mới, rộng ra,
cao lên, bệ Ngài ngồi thoải mái.
Trong Tết đã rước Ngài ngự, còn cỗ khám cũ
chuyển sang quan lớn Đệ Bát. Quan lớn Đệ Bát cũng là hàng quan của Đức Vua
Cha, mà cũng là trong quần thể di tích đền Đồng Bằng.
|
Cụ Trần Xuân Miện-trưởng ban khánh tiết
đền Đồng Bằng
|
Đền Đồng Bằng
là một bảo tàng mỹ thuật điêu khắc gỗ tuyệt đẹp, là nơi linh thiêng, linh ứng
được Nhân dân mọi miền ngưỡng vọng. Vì vậy, Quỳnh Phụ luôn trân trọng, giữ gìn,
bảo vệ tuyệt đối an toàn cho di tích, để đền Đồng Bằng mãi là niềm tự hào của
nhân dân huyện Quỳnh Phụ và tỉnh Thái Bình.
Trên cơ sở nhận thức rõ những nỗ lực của huyện, của
địa phương, Ban quản lý di tích và Nhân dân trong công tác bảo tồn, giữ gìn và
phát huy giá trị di tích, mỗi người cần có quan điểm đúng đắn, lên án, phản bác
những thông tin chưa đúng, chưa khách quan, chưa chân thực về công tác tu bổ,
quản lý đền Đồng Bằng. Pháp luật hiện hành cũng có những chế tài xử lý nghiêm
khắc đối với các hành vi cung
cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật hoặc phản ánh, cung cấp những thông tin
không chính xác làm ảnh hưởng đến uy tín cá nhân cũng như tập thể./.
Hoài Thương-Kiên Trung -Đài TT-TH Quỳnh Phụ